Logo hoctoan.net
  TRUNG TÂM HỌC TOÁN hoctoan.net  
  Tự học toán cấp 3, Gia sư toán qua mạng  
   
Trang chủ
Giới thiệu
Hướng dẫn
Đăng ký
Chương trình
Form mẫu
Liên hệ
 

Tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của bình nóng lạnh (Máy nước nóng, bình nước nóng)

Bình nóng lạnh sử dụng điện hoặc gas đun nước nóng, sau đó có thể pha thêm nước lạnh để tắm. Ngoài ra, có loại máy nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng ánh nắng mặt trời làm nóng nước, tìm hiểu ở đây.

Bình nóng lạnh dùng gas, như tên gọi của nó, nó sử dụng gas đun nước đi qua. Nước lạnh đi qua bình nước được làm nóng ở đầu ra vào khoảng 38-45 độ C.

Bình nóng lạnh dùng điện chia thành 2 loại: bình trực tiếp và bình gián tiếp theo nguyên lý làm nóng của nó.

1/ Bình nóng lạnh trực tiếp: Loại bình nóng lạnh này nhỏ gọn, khối lượng nhẹ khoảng 2kg, được làm nóng theo cách: nước lạnh chảy qua một bình nhỏ, trong bình có sợi đốt công suất cao đủ làm nóng nước ở đầu ra. Nước đầu ra có thể dùng để tắm ngay mà không cần pha thêm nước lạnh do có chiết áp chỉnh nhiệt và rơ-le kiểm soát nhiệt độ nước đầu ra không quá 50 độ (Tránh bị bỏng). Ngoài ra còn có các bộ điều chỉnh nhiệt độ, rơ le kiểm soát áp suất nước, van điều chỉnh lưu lượng nước, attomat chống giật, có loại có bơm tăng áp. Trên thị trường hiện nay có các thương hiệu như Panasonic, Electrolux, Ariston, Centon, Ferroli…

* Ưu điểm của bình nước nóng trực tiếp:

  • Nhỏ gọn, dễ vận chuyển, dễ lắp đặt và sửa chữa nhất là ở không gian hẹp như trần nhà vệ sinh.
  • Công suất điện cao khoảng từ 2000 – 6000w nên nguồn điện phải khỏe, dây cấp ít nhất là 2x2.5mm, tốt nhất là 2x4mm; at tối thiểu là 1x25A.
  • Dùng điện trực tiếp nên đỡ thất thoát nhiệt sau khi đun, tuy nhiên mất điện thì không có nước nóng.
  • Áp suất nước vừa phải, ở các chung cư mới thì yêu cầu nguồn điện và áp suất nước là ổn.
  • Độ bền cao, không yêu cầu bảo dưỡng.

* Nhược điểm của loại bình này là nước không đủ nóng nhất là ở miền bắc. Tuy nhiên, việc này có thể khắc phục hoàn toàn bằng cách lắp 2 bình nối tiếp, tức là nước đầu ra của bình số 1 sẽ là nước đầu vào của bình số 2. Sau đó, nước đầu ra của bình số 2 mới cấp cho đường nước nóng của các nhà vệ sinh. Cách làm này rất đơn giản ở chung cư vì các nhà vệ sinh & bếp ở cạnh nhau, chỉ cần lắp thêm ống là xong.

Lưu ý:

  • Áp suất nước cao quá có thể làm vỡ ống bên trong bình. Do đó nên tiết giảm áp suất nước vào bình vừa phải bằng van đầu vào của bình hoặc van của hệ thống nước.
  • Khi lắp đặt cần chú ý cho nước qua bình trước rồi đấu điện.
  • Khi lắp đặt bắt buộc phải đấu đúng dây âm, dương và phải đấu dây nối đất. Sau đó kiểm tra hệ thống chống giật ELCB của bình. Giả sử hệ thống cấp điện không có dây nối đất thì tuyệt đối không sử dụng loại bình này, có thể bị điện giật chết người.
  • Loại bình không có bơm có thể cấp nước nóng vào tổng như bình gián tiếp.
  • Loại bình có bơm thì chỉ chỉ lắp dưới trần và chỉ dùng ra 1 vòi là vòi sen. Loại bình này sử dụng ở nơi áp suất nước yếu.
  • Để tăng tuổi thọ bình, không nên dùng tối đa công suất trong thời gian dài.
  • Để tăng độ nóng của nước có thể giảm lượng nước vào bằng van đầu vào của bình.

bình nước nóng trực tiếp

2/ Bình nóng lạnh gián tiếp: nước lạnh chảy vào bình chứa có thể tích từ 15, 30 đến 50 lít, được điện trở bên trong đun nóng đến mức nhiệt độ yêu cầu thì rơle nhiệt sẽ ngắt điện. Nước trong bình thường được đun nóng đến 80-90 độ C. Khi sử dụng phải pha trộn với nước lạnh mới dùng được, chính vì vậy nên gọi là bình gián tiếp. Trên thị trường hiện có các loại bình nóng lạnh gián tiếp thương hiệu Ariston, Ferroli, Thermor,…

* Ưu điểm của bình nước nóng gián tiếp:

  • Không yêu cầu công suất điện lớn do công suất điện chỉ khoảng 2000w. Nhưng cũng chính vì vậy nên phải chờ đun nóng trước khi dùng từ 15-30 phút.
  • Áp suất nước vừa phải, ở các chung cư mới thì yêu cầu nguồn điện và áp suất nước là ổn.
  • Độ bền cao.
  • Đang dùng mà mất điện thì có thể còn dư nước nóng trong bình.

* Nhược điểm:

  • Nặng nề, to chiếm không gian nên khó lắp đặt nhất là ở không gian hẹp như khoang kỹ thuật trần nhà vệ sinh. Sau khi lắp đặt cần lưu ý do bình nặng có trường hợp bị rơi bình rất nguy hiểm nên cần lắp đai - gông giữ bình.
  • Nếu đun sẵn để khi dùng không phải chờ thì có thể bị thất thoát nhiệt sau khi đun, khá tốn kém.

Một chú ý cực kỳ quan trọng đối với cả 2 loại bình nước nóng kể trên đó là phải nối dây lửa, dây mát và dây nối đất vào bình đúng kỹ thuật. Sau khi đấu điện phải kiểm tra hoạt động của attomat chống giật của bình (hiện nay hầu hết các bình nước nóng đều có attomat chống giật). Có như vậy mới đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tìm hiểu thêm về dây nối đất

bình nước nóng gian tiếp

3/ Bình nóng lạnh sử dụng gas:

Tương tự như bình nóng lạnh trực tiếp, loại bình này cũng đun nước trực tiếp nhưng khác là dùng gas để đun. Hình thức giống như bình nóng lạnh trực tiếp. Bình có đường cấp gas, hệ thống đánh lửa dùng pin (tương tự như bếp gas) nhưng khác là đánh lửa tự động. Khi mở vòi nước, nước lạnh chảy qua bình tác động lên cảm biến nước, kích hoạt hệ thống đánh lửa đun nước.

* Ưu điểm của bình nước nóng dùng gas:

  • Nhỏ gọn, dễ vận chuyển, dễ lắp đặt và sửa chữa.
  • Dùng trực tiếp nên không thất thoát nhiệt khi đun.
  • Độ bền cao, không yêu cầu bảo dưỡng.

* Nhược điểm:

  • Do dùng gas nên nếu dùng gas bình khá bất tiện, ở một số chung cư có hệ thống gas tổng thì ổn hơn.
  • Do phải đốt cháy nên không thể lắp ở nơi kín như trên trần thạch cao mà phải lắp bên dưới.
  • Lưu ý nếu dùng lâu trong không gian kín có thể gây ngộ độc khí cac-bon-nic, rất nguy hiểm.
Quay lại: Tìm hiểu về khóa cửa thông minh Xem tiếp: Tầm quan trọng của dây tiếp đất, dây tiếp địa

 

Banner odau.info chúc mừng năm mới 2021
 
Địa chỉ - Chỉ đường Cẩm nang - Tư vấn Giáo dục - Du học