|
|||||||
|
Cách chuyển mạch điều khiển (bảng điều khiển) quạt điện từ điện tử sang phím cơ Mục đích: 1. Cấu tạo bảng điều khiển quạt điện hiện nay có 2 loại: + Một là mạch điện tử – còn gọi là mạch IC – sử dụng nút bấm kiểu càm ứng và kèm một số tính năng ưu việt như hẹn giờ tắt và điều khiển từ xa. + Hai là nút bấm cơ. Loại này không có tính năng điều khiển từ xa nhưng bảng điều khiển này rất bền, có thể dùng được 10 năm hoặc hơn. Ngược lại, mạch điện tử thường lỗi (lỗi 1 số tính năng hoặc bấm không nhận lệnh) hoặc hỏng hẳn sau 3 – 5 năm. 2. Phần động cơ quạt: Phần động cơ quạt thường rất bền, tuổi thọ lên đến 15 – 20 năm. Do đó nếu mạch điều khiển hỏng thì phải bỏ cả quạt, khá lãng phí. Để sửa mạch điều khiển điện tử thường phải thay cả bảng mạch, chi phí có thể tới 30% giá mua quạt mới, đặc biệt một số mẫu quạt sau 10 năm không có mạch mới để thay. Vì vậy hoctoan .net tư vấn cách đơn giản chuyển mạch điều khiển quạt điện từ điện tử sang cơ với chi phí chưa tới 100 ngàn đồng. Cách làm: 1. Nguyên lý: + Các loại quạt thông thường có 3 tốc độ mà ta quen gọi là số 1, số 2, số 3 tương ứng 3 mức độ thổi gió. Vì thế thường có 5 dây nối từ mạch điều khiển lên động cơ với 5 màu:
+ Mô-tơ dùng cho tuốc-năng (quay đảo) cũng dùng điện 220V, nguyên lý hoạt động đơn giản đóng điện thì quạt quay đảo mà ngắt điện thì ngừng. + Rút phích cắm để ngắt điện quạt, tháo vỏ bảng điều khiển, tìm và cắt 5 dây ở trên khỏi bảng mạch IC. Tháo vỏ phần động cơ tìm dây nối mô-tơ tuốc-năng (dây màu ghi). Nếu muốn kiểm tra động cơ có hoạt động không, ta nối dây đen và lần lượt 1 trong 3 dây còn lại vào ổ điện 220V. Cẩn thận điện giật và khi kiểm tra cánh quạt có thể quay, cần chắc chắn cánh quạt không bị vật cản hoặc gây thương tích. 2. Chuẩn bị vật liệu và sơ đồ đấu dây: + Vật liệu: 1 đế âm, 1 mặt công tắc 4 lỗ, 2 công tắc 1 chiều, 2 công tắc 2 chiều
+ Sơ đồ đấu dây như sau:
3. Hoàn thiện và sử dụng: + Có thể bắt vít hộp công tắc vào sau quạt như hình.
|
|